Hotline Hà Nội và Miền Bắc: 0965.227.999 -
Hotline HCM và Miền Nam: 0947.083.888
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Xóm 05 khu B TT Lâm, Ý Yên, Nam Định.
Địa chỉ Showroom và VPGD Hà Nội: 1125 Giải Phóng- Hoàng Mai - Hà Nội

Tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của 3 loại chuông đồng dùng trong nơi thờ tự

Rate this post

Trong Phật giáo, chuông đồng được đưa vào sử dụng từ bao giờ thì ít có tài liệu nào ghi lại một cách cụ thể rõ ràng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Phật giáo sử dụng chuông rất sớm bởi đó là một pháp khí rất hữu hiệu, là phương tiện để tác động cũng như khai mở trí tuệ cho các hành giả đang tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ.

>> Tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát – tinh tế, linh thiêng tại Tâm Phát

>> Bán sẵn chuông chùa các kích thước tại Tâm Phát

Chuông đồng có nhiều kích thước và sức nặng khác nhau, tùy theo nhu cầu cử hành nghi lễ mà chọn loại chuông cho phù hợp. Có 3 loại chuông thường dùng trong các tự viện là Đại Hồng chung; Báo Chúng chung; Gia Trì chung.

1. Đại Hồng chung (chuông Đại Hồng)

Đại Hồng chung là loại chuông lớn. Chuông này gọi là chuông u minh, thường đánh vào buổi tối từ 18h30 đến 19h (trước giờ kinh Tịnh độ). Buổi sáng thường là từ 3h30 đến 4h(trước thời công phu sáng). Đánh vào lúc đầu buổi tối có ý là nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người và đánh vào lúc sáng sớm là có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khổ.

y-nghia-chuong-dong

Đại Hồng chung

Cách sử dụng:khi đánh chuông này, thường đánh 108 tiếng, tiêu biểu ý nghĩa đoạn trừ 108 phiền não căn bản (88 kiến hoặc, 10 tư hoặc, 10 triền: Vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thùy miên, phận, phú = 108 phiền não) của chúng sanh. Vì vậy, trong bài kệ chuông có câu: “Văn chung thanh phiền não khinh – dịch: nghe tiếng chuông phiền não nhẹ…” là ý nói nghe tiếng chuông thì 108 phiền não được tiêu trừ, tâm trí được nhẹ nhàng thanh thoát vậy. Bài kệ đọc trong khi nghe chuông đánh: “Văn chung thanh phiền não khinh, trí huệ trưởng bồ đề sanh, ly địa ngục xuất hỏa khanh, nguyện thành Phật độ chúng sanh, án già ra đế gia toá ha”. Còn khi đánh chuông thì đọc bài kệ: “Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thế chúng sanh thành chánh giác”, tiếp đến niệm danh hiệu Quán-thế-âm và thong thả đánh cho đủ 108 tiếng.

2. Báo Chúng chung (chuông Báo Chúng)

Báo Chúng chung cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình dạng cũng như đại hồng chung, được treo ở trai đường.

y-nghia-chuong-dong

Báo Chúng chung

Cách sử dụng: dùng để báo tin cho Tăng chúng biết vào những lúc họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.

3. Gia Trì chung (chuông gia trì)

Gia Trì chung chủ yếu sử dụng khi làm lễ tụng niệm,tiếng chuông là hiệu lệnh cần thiết để bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng trình tự, giúp mọi người tham gia buổi lễ hòa hợp thanh tịnh và hướng đến nhất tâm.

y-nghia-chuong-dong

Gia Trì chung

Cách sử dụng: Loại chuông này dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh, bái sám. Tiếng chuông được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Cũng thường được đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia sử dụng nhiều hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm

0965.227.999 -